Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố khách hàng, nhà cung cấp, trung gian marketing,… có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu rõ các yếu tố này là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, vững chắc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của môi trường vi mô cùng 6 yếu tố cốt lõi đó!
1.Môi trường vi mô là gì?
Môi trường vi mô được coi là một bức tranh thực tế của doanh nghiệp, phản chiếu các hoạt động kinh doanh có tác động trực tiếp đến các quyết định chiến lược của một công ty. Chính vì thế, môi trường vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, nếu nhu cầu của khách hàng tăng lên, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, nếu xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, doanh nghiệp có thể bị giảm thị phần và lợi nhuận.
Vai trò của môi trường vi mô:
Phân tích môi trường vi mô mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể:
-
Nắm bắt thị trường mục tiêu: Giúp doanh nghiệp thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và hành vi khách hàng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn.
-
Tăng cường năng lực cạnh tranh: Hỗ trợ nhận diện điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ, từ đó khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh.
-
Tối ưu chuỗi cung ứng: Cải thiện khả năng phối hợp với nhà cung cấp và các bên trung gian nhằm nâng cao hiệu suất vận hành và giảm chi phí.
-
Xây dựng chiến lược linh hoạt: Giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những biến động của thị trường và điều chỉnh kế hoạch một cách hiệu quả.
2.Yếu tố cốt lõi của môi trường vi mô
- KHÁCH HÀNG
Khách hàng là một trong 6 yếu tố cốt lõi trong môi trường vi mô của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn phải làm tất cả mọi cách để có thể đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng, cung cấp phản hồi, xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền vững với họ.
- Khách hàng của bạn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như theo nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, thu nhập,…), theo tâm lý (thái độ, lối sống,…), theo hành vi (sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào,…)
Việc phân loại khách hàng giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từ đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Khách hàng có nhu cầu, kỳ vọng ngày càng cao và thay đổi không ngừng.
Cần nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu và mong muốn của họ để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
- Sức mua của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bạn cần đánh giá sức mua của khách hàng để có thể định giá sản phẩm, dịch vụ một cách hợp lý.
- Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, sự trung thành của khách hàng và hình ảnh của doanh nghiệp.
- NHÀ CUNG CẤP
Nhà cung cấp là những tổ chức hoặc cá nhân cung cấp các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp, chẳng hạn như nguyên vật liệu, dịch vụ, lao động,… Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, thời gian sản xuất của sản phẩm/ dịch vụ.
Bạn cần có mối quan hệ hợp tác tốt với nhà cung cấp để có được mức giá ưu đãi, giảm giá thành sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- TRUNG GIAN
Các tổ chức trung gian có thể bao gồm:
- Đại lý phân phối: Các đại lý phân phối là các bên trung gian được ủy quyền bởi doanh nghiệp để bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp cho người tiêu dùng.
- Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ là các tổ chức bán trực tiếp sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Nhà bán sỉ: Nhà bán sỉ là các tổ chức mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp với số lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các tổ chức khác.
- Các nhà vận tải: Các nhà vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm của doanh nghiệp từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Các nhà dịch vụ tài chính: Các nhà dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, bảo hiểm, thanh toán,… cho doanh nghiệp.
- ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
- Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng lực, trình độ và thái độ làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Thái độ, tác phong của nhân viên có tác động mạnh mẽ đến cảm nhận của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp. Nhân viên là nguồn lực sáng tạo, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, phát triển.
Bạn cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp để đảm bảo nhân viên có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tạo môi trường làm việc tích cực để khuyến khích nhân viên phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết trong công việc.
- ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Đối thủ cạnh tranh là các công ty, tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp và cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ tương tự hoặc tương đương với doanh nghiệp. Yếu tố này bao gồm:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Đây là những doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành với doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là những doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, do đó bạn cần phải theo dõi sát sao các động thái của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Sản phẩm thay thế: Đây là những sản phẩm/ dịch vụ có thể thay thế cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có thể gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, do đó bạn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ của mình có những lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm thay thế.

- CỔ ĐÔNG
Trong môi trường vi mô, cổ đông đầu tư vốn cho doanh nghiệp, vốn này được sử dụng để mua tài sản cố định, tài sản lưu động, phát triển sản xuất kinh doanh,…
- Cổ đông có thể là những nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài thường có những yêu cầu khắt khe về quản trị doanh nghiệp, môi trường kinh doanh,…
- Cổ đông có thể là những nhà đầu tư mạo hiểm, họ thường đầu tư vào những doanh nghiệp mới thành lập, có tiềm năng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư mạo hiểm cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ nhiều quyền kiểm soát với họ.

Xem thêm tại:
Email Marketing Hiệu quả: Cách thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu