Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội phục vụ tại ngũ, xuất ngũ được hưởng những chế độ gì?

chế-độ-đãi-ngộ-khi-xuất-ngũ-nghĩa-vụ-quân-sự-2025

Nếu các bạn xem tiêu chuẩn biểu mẫu về chế độ sau xuất ngũ mà thấy quá phức tạp thì ở đây luật sư Tú tóm gọn lại cho các bạn số tiền khi ra quân sẽ nhận được và phúc lợi

  • Trợ cấp 1 lần: 7.2 triệu
  • Trợ cấp việc làm: 10.8 triệu
  • Tổng cộng: 18 triệu (không tính phụ cấp quân hàm)

Còn nếu các bạn có quân hàm thì sẽ được thêm 1 số tiền nữa như sau

  • Binh Nhì: 720.000 VND/tháng.
  • Hạ Sĩ: 900.000 VND/tháng.
  • Trung Sĩ: 1.08 triệu VND/tháng.
  • Thượng Sĩ: 1.26 triệu VND/tháng.

Ngoài ra còn có chi phí chia tay và hỗ trợ đi lại sau khi về địa phương còn được hỗ trợ chi phí học nghề

Còn chi tiết hơn thì các bạn đọc tiếp bài viết bên dưới nhé


1. TIÊU CHUẨN TIỀN ĂN

Theo Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BQP (áp dụng từ ngày 23-12-2022), tiêu chuẩn tiền ăn được quy định như sau:

  • Mức tiền ăn cơ bản: 65.000 đồng/người/ngày.
  • Mức tiền ăn quân binh chủng: so với mức tiền ăn cơ bản bộ binh bằng 2,6 lần (mức 1); 2,4 lần (mức 2); 2,2 lần (mức 3); 2,0 lần (mức 4); 1,8 lần (mức 5); 1,65 lần (mức 6); 1,5 lần (mức 7); 1,4 lần (mức 8); 1,3 lần (mức 9); 1,25 lần (mức 10).

2. TIÊU CHUẨN QUÂN TRANG

Mỗi chiến sĩ được nhận quân trang theo đúng tiêu chuẩn, chế độ, cỡ số các đơn vị đã đăng ký, trong đó gồm:

  • Trang phục: Quân phục nam K16, quần áo dệt kim đông xuân.
  • Dụng cụ cá nhân: Ba lô, túi lót, dây lưng, giày vải cao cổ, khăn bông.
  • Trang bị khác: Áo ấm 3 lớp K20, ni lông mưa, mũ cứng cuốn vành,…

3. PHỤ CẤP QUÂN HÀM

Mức phụ cấp quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội dao động tùy dao động từ 720.000 – 1.260.000 đồng/tháng theo cấp bậc quân hàm từ binh nhì đến thượng sĩ với mức tính phụ cấp công vụ bằng 25% phụ cấp quân hàm. Ngoài ra phụ cấp khu vực, độc hại được hưởng theo quy định.

4. CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ PHỤC VỤ TẠI NGŨ

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hằng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
  • Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 5 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

5. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP XUẤT NGŨ MỘT LẦN, TRỢ CẤP ĐÀO TẠO VIỆC LÀM, TIỀN TÀU XE, PHỤ CẤP ĐI ĐƯỜNG ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ XUẤT NGŨ

  • Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần. Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
    • Dưới 1 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ
    • Từ đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương cơ sở
    • Từ hơn 6 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

6. CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO, HỌC NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM KHI XUẤT NGŨ

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

  • Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights